Xây gạch, quét sơn "loè loẹt" quanh chân tháp cổ 1.000 năm tuổi gây phản cảm - QUỸ TẤM LÒNG VÀNG

Post Top Ad

Thursday, March 10, 2022

Xây gạch, quét sơn "loè loẹt" quanh chân tháp cổ 1.000 năm tuổi gây phản cảm

Dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất bức xúc trước việc dự án tôn tạo tháp Bánh Ít (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) dùng cơ giới xâm phạm nghiêm trọng đến di tích.

Với trách nhiệm chủ đầu tư, thế nhưng Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Bình Định đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm giám sát, để cho các đơn vị thi công không đúng như thiết kế đã phê quyệt.

Đặc biệt, việc xây gạch, sơn quét nhếch nhác, xây dựng vây quanh các chân tháp gây phản cảm, xâm hại nghiêm trọng đến di tích.

Xây gạch sơn quét "loè loẹt" vây quanh chân tháp cổ gần 1.000 năm tuổi gây phản cảm! - Ảnh 1.

Dùng gạch xây dựng bồn hoa cây cảnh vào sát chân tháp đều không đúng, bởi trong quá trình tưới nước lâu ngày theo thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền của chân tháp, ảnh hưởng đến kết cấu di tích. Ảnh: Dũ Tuấn.

Ông Đinh Bá Hòa – nguyên Giám đốc Bảo tàng Bình Định cho rằng, việc huy động máy móc, phương tiện cơ giới thi công, san gạt ở khu vực tháp Bánh Ít là sai hoàn toàn. 

"Đây đúng hơn là hành vi phá hoại di tích, xâm phạm nghiêm trọng di tích tháp Chăm cổ Bình Định đã tồn tại hàng nghìn năm", ông Hoà nói

Theo ông Hoà, Luật Di sản đã quy định rõ trong di tích những vòng cần bảo vệ nghiêm ngặt, bất khả xâm phạm và vòng có thể điều chỉnh. 

Trước đây, đơn vị chức năng nghiên cứu, xây dựng hồ sơ di tích đã quy định tháp Bánh Ít là cụm tháp chỉ có một vòng bảo vệ nghiêm ngặt, không có phạm vi điều chỉnh.

Vì vậy, cấm các hành vi làm thay đổi cảnh quan của di tích, không được xây dựng và không được đưa vật liệu mới như đá chẻ hay bê tông hóa các con đường. Việc đưa máy móc, múc sâu vào chân tháp Bánh Ít là cách làm phản cảm, phá hoại di tích vì đã vi phạm Luật Di sản, hoàn toàn bị nghiêm cấm. 

"Dùng gạch xây dựng bồn hoa cây cảnh vào sát chân tháp đều không đúng, bởi trong quá trình tưới nước lâu ngày theo thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền của chân tháp, ảnh hưởng đến kết cấu di tích. Đây là hành vi xâm phạm di tích tháp Chăm rất nghiêm trọng", ông Hoà khẳng định.

Cũng theo ông Hoà, tháp Chăm cổ đẹp nhất khi giữ nguyên vẻ đẹp điêu khắc trên tháp, không cần làm thêm bồn hoa cây cảnh hay bê tông hóa khuôn viên tháp. 

Vật liệu đá xây lát nền cho các di tích tháp Chăm, chỉ sử dụng đá tổ ong, không sử dụng những vật liệu mới như gạch, đá chẻ.

Trong quá trình thi công xây dựng tháp Bánh Ít, chủ đầu tư nên trưng cầu ý kiến tham khảo từ các nhà khảo cổ, chuyên gia nghiên cứu về tháp Chăm góp ý, tham vấn, cũng như cần phải có một nhà khảo cổ tham gia giám sát việc thi công tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

Xây gạch sơn quét "loè loẹt" vây quanh chân tháp cổ gần 1.000 năm tuổi gây phản cảm! - Ảnh 2.

Xây gạch sơn quét “nhếch nhác” vây quanh chân tháp cổ gần 1.000 năm tuổi gây phản cảm. Ảnh: Dũ Tuấn.

Dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Tháp Bánh Ít, có tổng vốn đầu tư 25,6 tỷ đồng, được UBND tỉnh Bình Định ra quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư từ ngày 1/9/2021, giao Sở VHTT tỉnh này làm chủ đầu tư.

Theo Thanh tra Sở Xây dựng Bình Định, khi có thông tin phản ánh, Đoàn thanh tra liên ngành do Sở Xây dựng chủ trì đã kiểm tra hiện trường, nhận thấy quá trình thi công, các nhà thầu huy động máy móc đến để thi công trong cụm di tích tháp Bánh Ít. 

Nội dung này không đúng với thẩm định ban đầu của Sở Xây dựng nên đề nghị tạm dừng thi công ở khu vực Tháp Chính (cụm Di tích Tháp Bánh Ít), di chuyển hết máy móc ra khỏi phạm vi tháp Bánh Ít và đề nghị bổ sung thêm các hồ sơ pháp lý về dự án. 

Bài viết Xây gạch, quét sơn "loè loẹt" quanh chân tháp cổ 1.000 năm tuổi gây phản cảm được tổng hợp nguồn từ Internet, Hay để lại ý kiến của bạn sau bài viết này

No comments:

Post a Comment

Post Bottom Ad